Lại một lần nữa chúng ta không vô địch.
15 năm trước, lần đầu tiên tôi quan tâm đến bóng đá, đến tuyển Việt Nam. Hồi hộp, lo âu, phẫn nộ rồi vỡ òa vì sung sướng là cảm giác chung của đám con trai trong lớp. Đội tiến sâu như thế là câu chuyện cổ tích mà chắc ai cũng hy vọng nhưng chẳng mấy người dám tin tưởng chắc chắn. Đáng tiếc, trước sau gì truyện cổ tích vẫn là mơ ước, chỉ có cuộc đời là thật. Chẳng có cái kết tốt đẹp nào cả. Buồn rầu, nhưng vẫn tự an ủi lần sau, sẽ có lần sau. Lần này chúng ta chơi hay như thế, ắt lần sau sẽ lấy vàng.
2 năm qua, lại tiếp tục lần sau…Rồi bao nhiêu lần sau nữa…
Một thế hệ vàng trôi qua mà giấc mơ vàng của chúng ta vẫn ở đâu đó xa lắc. Một thế hệ vàng chỉ có thể lấy bạc…
Lại một lớp trẻ nữa lên, mang theo sức sống mới, hy vọng mới. Cái ngày Văn Quyến ghi bàn gỡ hòa vào đúng những phút cuối cùng cũng là lúc ngọn lửa niềm tin đang lay lắt chợt bùng lên dữ dội. Chúng ta lại thua, nhưng cái cách những chàng trai chiến đấu cho người ta cảm tưởng về một đội quân bách chiến bách thắng trong tương lai.
Nhưng cũng chính những chàng trai ấy, những người hùng ấy đã chẳng thể trở thành một đội bóng vô địch. Họ dính vào bán độ. Niềm tin một khi đã mất rất khó lấy lại. Tôi cũng chẳng còn mặn mà với bóng đá nữa.
Quay lưng đi, rồi cuối cùng lại trở về, giống như ruột thịt vậy. Lại hồi hộp theo dõi, lại mừng đến phát điên khi thắng, buồn đến phát khóc khi thua. Lại hy vọng, lại mơ ước…
Chưa bao giờ chúng ta gần vàng đến thế, mà cũng chưa bao giờ xa đến vậy. Vẫn hiểu rằng bắt những cậu bé chịu áp lực quá lớn là điều không thể, mà sao vẫn đau. Thế hệ ấy rồi sẽ trưởng thành, cứng cáp hơn, nhưng liệu sự trưởng thành ấy có thể biến giấc mơ thành hiện thực không ?
Mất hy vọng chưa ? Chắc là không. Chừng nào những chiến binh còn sẵn sàng chiến đấu thì có lý gì những kẻ ở hậu phương lại nản chí ?
Lại 2 năm đằng đẵng nữa…
Vào đọc bài của Long tiểu thư nhà mình thấy nhắc đến phở cuốn Ngũ Xá, tự nhiên nhớ lại hồi Y1.
Học lý thuyết ghép chung 2 lớp A, B. Qua lời giới thiệu của ông tướng Thành mẩu mới làm quen được với hàng loạt cao thủ. Kể cũng lạ, cực hợp với nhau, trong khi cùng tổ thì không thích lắm (giờ vẫn thấy hối hận sao hồi ấy không xin chuyển tổ!).
Sinh nhật Trung chày, mình cũng được mời. Không cùng tổ, lại chỉ mới quen được có hơn tháng. Có lẽ vì anh em chung một niềm đam mê nên dễ thân.
Hồi ấy còn đi Cub 80, cũng phóng vù vù như ai. Ăn đĩa phở chiên, ngồi được một lát rồi đi về. Không màu mè, đơn giản nhưng vẫn ấm hơn bất cứ buổi sinh nhật nào khác.
Đến lúc đi lâm sàng thì buộc phải tách, quay lại với tổ. Ít gặp, vẫn thân.
Hôm qua trực với tổ 5. Hơi tiếc là không phải nhóm 2. Dù sao thì mục đích chính vẫn là cố mà học. Nhưng đi với anh em vẫn thích hơn, nhỉ!
Sắp vào đời rồi.
P/S: Cái biệt danh mình thích nhất – Sơn bệnh – cũng do Trung chày đặt 

Chàng trai và cô gái yêu nhau, nhưng cũng như bao đôi tình nhân ở thời kỳ ấy, họ vấp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình vì lý do muôn thưở: nhà chàng quá nghèo, không môn đăng hộ đối với nhà cô.
Cha mẹ bắt cô phải lấy con trai một gia đình giàu có.
Ngày cưới, cô gái tự chặt ngón nhẫn của mình, để không kẻ nào có thể đeo cái vật vốn là tượng trưng của một tình cảm thiêng liêng cho cô nữa.
Chàng trai, phẫn uất vì không lấy được cô, dấn thân vào đời.
Từ ấy…
Cuộc sống với cô gái là một chuỗi ngày ngục tù. Năm đứa con ra đời, ai cũng mừng, còn cô vẫn lặng lẽ nuốt nước mắt. Có ai hiểu rằng mỗi lần quan hệ là một lần cô cảm thấy như bị hãm hiếp. Cô nằm đó, mặc cho chồng dày vò hả hê…
Chàng trai bị xô đẩy, chà đạp. Anh chỉ sống được nhờ sự uất ức dồn nén mỗi ngày một tăng. Không thể hủy diệt anh, đời buộc phải cúi mình, tôn anh lên thành ông chủ. Rồi anh cũng có vợ, có con, nhưng tâm hồn anh trống rỗng.
50 năm sau, lúc này cả hai đều đã ở tuổi thất thập.
Họ biết địa chỉ của nhau. Nhưng gặp lại lúc này có lẽ đã quá muộn.
Người đàn ông gửi người phụ nữ một bức ảnh chụp mình và con cháu. Phía sau bức ảnh viết:
“Em thân yêu!
Em nghĩ anh hạnh phúc ư? Không em ạ. Em hãy nhìn kỹ mà xem. Anh chỉ là một kẻ cô độc giữa những người này. Anh mãi mãi chỉ yêu em.
Hôn em”
P/S: Đây là chuyện có thật, hoàn toàn không phải tác phẩm sáng tác.
Ai cũng công nhận một điều, học giảng đường có “cạ” thì rất vào. Bản thân mình rất thích ngồi cùng với hội ôn thi nội trú. Đơn giản vì những người này đã ngồi học là dính liền với cái ghế cả vài tiếng liền. Mình ngồi cạnh cũng ngại, không dám đi ra nhiều. Ban đầu thì thấy khó chịu, sau quen thì cực thích. Chính thức học giảng đường từ năm Y2 và phát hiện ra điều này là ở giai đoạn cày cuốc gian khổ năm Y3. Cũng từ lúc ấy đi học luôn nhăm nhăm ngồi cạnh y trên ôn NT.
Học kiểu này còn một cái lợi nữa là dễ làm quen, dễ hỏi han việc học. Hình như thành truyền thống rồi, khóa trên luôn chỉ cho khóa dưới rất nhiệt tình, chỉ sợ không nhớ hết nổi thôi. Hê hê, thực ra cái này cũng là 1 cách để y trên kiểm tra lại kiến thức, đặc biệt nếu nó vô tình trùng vào chỗ đang ôn. Thôi thì đôi bên cùng có lợi.
Lại 1 khóa Y6 nữa tốt nghiệp. Từ khi mình vào trường đến giờ là 5 khóa tốt nghiệp rồi. Không thể nhớ hết nổi đã ngồi cùng giảng đường với những ai nữa. Có người vẫn hay gặp lại dài dài, nhưng có người chắc cả đời sẽ chẳng bao giờ thấy. Thế giới quá rộng để có thể nhớ được nhiều đến thế. Bản thân mình còn chẳng biết hết tên gần 100 người trong lớp nữa là…
Bây giờ mình là lớn nhất trong đám sinh viên, và chính mình cũng người đang ôn NT. Chẳng còn ai để nhăm nhăm đến ngồi cạnh cả. Cùng khối thì chả mấy khi, giấu tài liệu mà. Hehe, buồn thế. Mà cũng chẳng có hứng ngồi cạnh các em nhí nhảnh năm dưới nữa. Chẳng hiểu sao nhưng cảm giác cứ khó chịu, học không vào. Thành ra giờ hơi đổ đốn, đi học toàn đặt sách vở chiếm nguyên 1 bàn luôn. Hơ, hóa ra muốn ngồi cạnh mình cũng không phải đơn giản. Kiêu nhỉ! Đổ đốn, đổ đốn quá! Ngồi một mình một bàn thì rộng rãi thoải mái, tất nhiên, vì nhiều khoảng trống mà. Khoảng trống đủ cho 1 người nữa…
Giảng đường đông thế mà vẫn ngồi một mình…
Khi là Y6…
P/S: Cái này có ý định viết cũng lâu lâu rồi. Hôm nay tự nhiên gặp lại hình ảnh của chính mình hồi Y3 nên hạ quyết tâm 

Lạc Long Quân vẩy đầy mình
Âu Cơ là vợ đẻ uỳnh trăm con
Đứa xuống biển đứa lên non
Những chuyện như thế éo còn ai tin
Triệu Đà tướng giỏi vãi lìn
Đánh nhau với cả quân mình Cổ Loa
Xây thành phải đợi tiếng gà
Thần rùa giúp đỡ dần dà cũng xong
An Dương Vương cứ khóc ròng
Mất nước chỉ tại thù trong giặc ngoài
Trọng Thủy là đứa bất tài
Mỵ Châu phải gọi là loài hiếu dâm
Bà Trưng nhịn nhục nỗi niềm
Vùng lên khởi nghĩa hấp diêm bọn Tàu
Nước mình độc lập chẳng lâu
Bọn Khựa nó lại lâu bâu xông vào
Lí Bí một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Có ông Hắc Đế họ Mai
Lịch sử em nắm cũng vài ý chung
Một nghìn năm sử lung tung
Thế rồi Nam Hán như sung chết đầy
Ngô Quyền học giỏi mưu hay
Chọc thủng tan nát một bày thuyền to
Nước mình tên gọi Đại Cồ
Việt từ ngày ấy họ Ngô nắm quyền
Mười hai quân sứ nổi điên
Có người đánh lộn kiếm tiền họ Đinh
Cờ lau từ thuở còn trinh
Binh đao từ thuở nước mình hỗn mang
Ninh Bình vua ở với quan
Hoa Lư thủ phủ trong hang to đùng
Hoang Tiền (Tiên Hoàng) chết lúc đang sung
Thái hậu thấy thế ngủ cùng họ Lê
Lê Hoàn sung sướng đê mê
Mặc bào ra trận bụng phê mắt lòi
Vua Lý thèm gái đi chơi
Tới khi ngẩng mặt lên trời thất kinh
Một con rồng múa linh tinh
Bởi vì mê tín triều đình dời đô
Một tay gây dựng cơ đồ
Phật là quốc đạo, Khổng Nho làm nền
Một hôm ở trong cái đền
Quốc sư Thường Kiệt rập rình Tống quân
Bắc loa rồi giả làm thần
“Nước Nam tao ở…” dần dần nói ra
Ăn rùa quân Tống cũng gà
Vội bê quần áo đệm ga đi về
Lý Thường Kiệt cười hề hề
Giọng tao thái giám ai chê nữa nào
Quả là trí tuệ trình cao
Việt quân sung sướng ào ào tiến lên
Họ Trần éo chịu được thêm
Mới đưa Trần Cảnh một đêm vào triều
Cùng công chúa Lý làm liều
Thôi thì hai cháu cũng yêu thật lòng
Nhà Lý vì thế đi tong
Sang triều vua mới thuộc dòng nhà tao
[thằng viết bài này chắc tên là Như Nhộng ]
Họ Trần rất đỗi anh hào
Thăng Long bỏ ngỏ chui vào rừng sâu
Nguyên Mông thiếu đói khá lâu
Từ trong hang đá ta bâu ra đầy
Người Việt vốn tính bầy nhầy
Hỏi Trần Hưng đạo bậc thầy thái sư
Vua rằng: “Địch mạnh thế ư?”
Đạo rằng: “Thua cứ cắt… c* của thần”
Toàn dân khí thế vô ngần
Đánh giặc Mông Cổ ba lần nát tan
Quốc Toản bóp nát quả cam
Ống đồng thằng giặc Thoát Hoan chui vào
Xưa nay gì cứ cao trào
Thì ngay sau đó sẽ nhào xuống ngay
Hồ Quý Ly vốn cao tay
Tiếm quyền và nước non này về ta
Tây Đô Thanh Hóa là nhà
Thăng Long dek ở, rõ là thằng ngu…
Nhà Hồ thọ được mấy thu
Giặc Minh phương Bắc từ từ xâm lăng
Đầu người thì bị chặt phăng
Trai tù gái hiếp hờn căm ngút trời
Anh hùng xuất hiện kịp thời
Ở trong Thanh Hóa có người họ Lê
Biệt danh Lợi, nhóm máu dê
Nhân tài Nguyễn Trãi là bề tôi trung
Được cho gươm báu để dùng
Bởi vì người Việt thờ chung thần Rùa
Nhà vua câu cá với bồ
Tiện tay trả kiếm ở hồ Hoàn Gươm
Chỉ vì vua chết bất thường
Nguyễn Trãi phải khổ ba đường chu di
Trong vụ án vườn Lệ Chi
Người ngoài bán tín bán nghi nhiều phần
Công lao chúa Nguyễn lấn sân
Nước mình chiếm trọn địa phần miền Nam
Ngày xưa là đất của Cam
Pu chia với cả người Chàm Mút-xlim
Chiêu Thống bị giặc bóp… tr*m
Phú xuân Nguyễn Huệ im lìm tiến quân
Đánh cho dài tóc vô ngần
Đánh cho răng nhuộm mười phần đều đen
Đánh cho Sĩ Nghị một phen
Hồn bay phách lạc, xác chen thành gò
Đống Đa cho tới Cửa Lò
Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân
Giặc xâm lược phải mút chân
Giặc vào giặc phải liếm ph*n nước mình
Giặc Thanh giặc Tống giặc Minh
Nam tiến đều bị mất chân mất đầu
Quang Trung vua sống chẳng lâu
Thì đùng một cái đi chầu bên kia…
Ngọc Hân công chúa đầm đìa
Chàng ơi sao lại say bia đánh lộn?
Các chúa nhà Nguyễn cũng khôn
Dần dần dẹp Trịnh ôn tồn tiến lên [tshư]
Việt Nam quốc hiệu đặt tên
Miền Trung ở Huế xây nên kinh thành
Bấy giờ thiên hạ nổi danh
Một người thơ phú rất rành tên Du
Viết ra một quyển dâm thư
Tên nhân vật chính hình như là Kiều
Gần xa ân ái cũng nhiều
Tài hoa xinh đẹp lại chiều khách chơi
Đọc Kiều mới hiểu kiếp người
Ngẫm ra càng thấy cuộc đời xấu xa
Đau đớn thay phận đàn bà
Than rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Nam Kỳ dân trồng cây bông
Gòn ở một chỗ là sông Sài Gòn
Hòa bình phủ khắp nước non
Các cha truyền đạo lon ton chạy vào
Tây Ban cho tới Bồ Đào
Toàn người da trắng to cao ch… dài
Có ông đờ Rốt thật tài
Nghĩ ra quốc ngữ mấy bài đầu tiên
Dân Nam sung sướng như điên
Từ nay éo phải bút nghiên chữ Tàu
A bê xê thuộc làu làu
Thánh hiền chữ Hán vò nhàu vứt đi
Vào năm êi-tin-fíf-ty-…
Êit người Pháp đến không đi về nhà (1858)
Bắn nhau bán đảo Sơn Trà
Pháp là đại bác, Việt là cung tên
Chịu thua vua Nguyễn kí tên
Nhượng cho sáu tỉnh ở miền Đông Nam
Nước mình thành nước An Nam
Bị Pháp đô hộ lại càng khó khăn
Gần xa trí thức băn khoăn
Bao giờ mới hết liếm ch.. nước ngoài
Bội Châu thỉnh thoảng viết bài
Thơ ca yêu giống yêu loài ghét Tây
Đông Du phong trào rất hay
Thanh niên du học càng ngày càng đông
Hoàng Hoa Thám giỏi võ công
Mùa xuân khởi nghĩa, mùa đông mất đầu
Thế kỷ mười chín u sầu
Anh hùng giải phóng kiếm đâu bây giờ?
Năm đó giáng thế bác Hồ
Thiên văn phỏng đoán cơ đồ sẽ nên
Sinh Cung họ Nguyễn là tên
Nam Đàn là huyện, Kim Liên là phường
Nghệ An là đất quê hương [quê choa]
Trình độ Hán học tương đương người Tàu
Tây phương văn hóa hiểu sâu
Châu Phi đã trải, châu Âu đã từng
Yêu dân thương nước vô cùng
Năm hai mốt tuổi đùng đùng đi Tây
Quyết tâm học lấy điều hay
Mỗi ngày Bác viết lên tay mười từ
Bao lần vào tội ra tù
Bao lần Bác vẫn cười trừ kẻ gian
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong lúc gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng
Paris Bác ở công poăng
Ngày thì quét tuyết đêm chăm học bài
Lênin cương luận rất dài
Bác đọc Bác hiểu một vài ý chung
Học xong Nin-Mác Bác bùng
Nồi xoong quần áo chăn mùng Bác đi
Thế rồi Bác bị tình nghi
Tàu Tưởng bắt Bác mong chi ngày về
Nhưng nhờ nghị lực tràn trề
Đến năm bốn mốt Bác về Việt Nam (1941)
Lúc đầu Bác ở trong hang
Bẻ cây phá đá làm bàn Bác ghi
Vui chơi sung sướng tùy nghi
Sáng ra bờ suối tối thì vào hang
Rau măng cháo bẹ sẵn sàng
Cuộc đời cách mạng thật sang thật giàu…
P/S: Bài thơ này không rõ ai sáng tác, quả là dài hơi. Thanks Mr. Giấy gói xôi đã giới thiệu.
Bảo những kẻ đang yêu lúc nào cũng ở trên mây kể chẳng sai. Con đường thành khang khác. Nắng chênh chếch qua tán lá mùa thu hình như lại trở nên dịu dàng hơn. Tâm hồn thư thái, dễ chịu đến từng chân tơ kẽ tóc. Đạp xe trên mây hay là bay bay dưới đất nhỉ ? Chịu, cảm giác trọng lượng không còn, lướt trên lá, bay trong nắng. Chẳng bút nào tả nổi, nói mãi lại thành thừa. Chỉ ai yêu mới hiểu.
Qua bao chuyện xảy ra, cuối cùng cũng thành đôi, cũng có bạn đồng hành trên chặng đường vô hình đầy gai góc. Chẳng cần hy vọng cuối con đường sẽ có hai chữ Hạnh Phúc. Hạnh phúc là được đi cùng nhau cả đời, hưởng đủ cả chua cay mặn ngọt, ân oán tình thù.
Nhưng đến giờ, hình như mỗi người mải nhìn vào vết gai đâm chân mình hơn là xuýt xoa vệt máu ở chân người kia. Xe máy mệt mỏi hơn xe đạp, quá gần mặt đất mà cách xa bầu trời. Chẳng còn lá cho mùa thu, nắng rọi thẳng lại gay gắt đến lạ. Ngoài khối cơ thể ì ạch còn có sức nặng của thứ gì đó không nhìn thấy, chỉ lờ mờ cảm nhận được.
Vứt bỏ ư ? Quá lớn để sẵn sàng vứt bỏ mọi toan tính, và quá nhỏ để chẳng cần toan tính gì.
Thời gian đi, chẳng ai trẻ lại. Vẫn bước tiếp mà nhìn lại phía sau. Tiếc khôn nguôi mà chẳng thể dừng bước. Nghĩ “giá mà…” nhưng vẫn hiểu “sẽ phải…”.
Nhớ da diết khi xưa…
Để rồi lại chợt tìm được. Mơ hồ, không giống lắm, lại chẳng khác nhiều. Mà có gì là chắc chắn đâu. Lâu quá rồi, sao dám bảo là giống là khác ?
Nên thế nào đây ?
P/S: Cám ơn chú. Không biết sau này anh với chú ra sao, nhưng cám ơn chú vì giảng đường tối nay.
Một đám cưới đặc biệt được tổ chức tại nhà tang lễ Trịnh Châu (Trung Quốc) vào buổi sáng ngày 10/11 vừa qua đã khiến bao người rơi lệ. Cuối cùng thì chàng trai Vũ Lượng đã cưới được cô gái anh yêu, có điều là cô dâu đang nằm trong quan tài giá lạnh.
Đám cưới đặc biệt
Vị tu sĩ cất giọng rõ ràng trong phòng tang lễ: “Vũ Lượng, anh sẽ chấp nhận Chương Cẩm Doanh là người vợ kết hôn hợp pháp của anh và sẽ yêu thương cô mãi mãi chứ?”
“Tôi chấp nhận”, Vũ Lượng đáp.
Vào 9g 30 sáng ngày 10/11, Vũ Lượng mặc trang phục comple và đeo nơ đỏ. Cô dâu của anh không đứng cạnh chú rể, mà nằm yên lặng trong chiếc quan tài đằng sau anh.
Đó là một lễ cưới đặc biệt từ trước đến nay ở Nhà tang lễ Trịnh Châu.
Chú rể không thể trao nhẫn cho cô dâu, mà chỉ lặng ngắm ảnh cô đặt trước quan tài. Họ vẫn chưa kịp chụp ảnh cưới.
Anh nghe vị tu sĩ tuyên bố: “Hai người chính thức là vợ chồng”.

Dù cô dâu đã qua đời, chú rể Vũ Lượng vẫn quyết định tổ chức đám cưới tại nhà tang lễ. Anh không thể kìm được tiếng khóc trong lễ cưới của mình. (Ảnh: CCTV)

Vị tu sĩ tuyên bố hai người là vợ chồng. (Ảnh: CCTV)
Lượng biết rằng sau đám cưới sẽ là đám tang. Anh nhận thấy vị tu sĩ hơi căng thẳng một chút bởi vì từ trước đến nay ông chưa từng thực hiện nghi lễ thế này. Sau lời tuyên bố của vị tu sĩ, chú rể được vây quanh bởi những người thân với những đôi mắt đẫm lệ. Lượng cố ngăn dòng nước mắt bởi vì anh phải an ủi bố mẹ cô dâu. Họ đã quá già và không thể vượt qua nỗi buồn mãi mãi mất đi người con gái.

Chú rể nhìn bố mẹ cô dâu. Trên ngực anh là dải ruy băng màu đỏ – một vật trước đây chưa từng được thấy trong một đám tang. (Ảnh: CCTV)
Lượng là người cuối cùng nói lời chia tay với cô dâu. Bỗng dưng anh chỉ muốn hôn cô dâu một cái hôn nồng ấm để cô ấy có thể tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, nhưng cơ thể lạnh buốt của cô nhắc nhở Lượng rằng người con gái anh yêu và quãng thời gian đẹp mà họ có cùng nhau đã mãi trôi qua.
Đã đến lúc người ta đưa thi hài cô dâu tới phòng hỏa thiêu. Quãng đường chỉ có 20 m mà Lượng bước rất chậm, anh chỉ muốn mình có thể bước 200 m hay thậm chí 2.000m.
Anh nhìn cô dâu lần cuối cùng.
Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên
Chú rể Vũ Lượng quê ở Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc), làm nhân viên bán hàng tại một công ty kinh doanh laptop ở TP Lạc Sơn.
Còn cô dâu Trương Cẩm Doanh quê ở TP Trịnh Châu (Hồ Nam, Trung Quốc). Cô học tại một trường nghề.
Cuối năm 2003, Vũ Lượng gia nhập quân đội ở TP Trịnh Châu và ba năm sau, anh yêu cô gái giản dị và tốt bụng Cẩm Doanh ngay sau khi quen cô qua một người bạn. Tuy nhiên, bố mẹ Doanh không muốn cho hai người yêu nhau. Lượng trẻ hơn Cẩm Doanh hai tuổi, lại là người xuất thân từ nông thôn và chưa có công việc ổn định. Bố mẹ Doanh không muốn cô con gái yếu ớt và được cưng chiều của họ phải lấy một anh chàng quê ở xa. Không những thế, bố mẹ Lượng cũng không muốn con trai họ yêu một cô gái lớn tuổi hơn mình lại bị chứng động kinh.
Dù bị ngăn cản, Lượng và Doanh vẫn quyết tâm yêu nhau. Họ giữ liên lạc bằng cách gọi điện cho nhau hàng ngày và mỗi tuần gặp nhau một lần. Cuối cùng thì bố mẹ Doanh cũng chấp nhận cuộc tình này khi Lượng xuất ngũ cuối năm ngoái.
Lượng và Doanh đính hôn hồi tháng 4 năm nay và đã nhận giấy đăng ký kết hôn hồi tháng 8. Khi ấy Lượng cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì theo pháp luật, anh đã là chồng của cô gái mà anh yêu thương hết mực. Hai người mong mỏi mình sẽ có một lễ cưới thật vui và hạnh phúc. Họ dự định sẽ chụp ảnh cưới ở Thành Đô vào cuối năm nay khi Doanh tốt nghiệp và có thể xin việc ở Tứ Xuyên và sống gần bên Lượng.
Bỗng nhiên tai họa xảy ra vào ngày 8/11 khi Cẩm Doanh qua đời sau một cơn động kinh đột ngột. Trước đó, Lượng đã nhận cú điện thoại của bố Doanh báo tin cô ốm nặng và anh phải nhanh chóng trở về. Nhưng anh đã không kịp về gặp mặt Doanh lần cuối.
6 giờ tối ngày 9/11, Lượng về đến TP Trịnh Châu sau khi đáp chuyến bay đêm từ Thành Đô. Lúc ấy, người yêu bé nhỏ của anh đã nằm trong chiếc quan tài pha lê trong nhà tang lễ.
Vẫn đi trăng mật
Dù tin dữ ập đến, nhưng Lượng bỗng dưng trở nên rất điềm tĩnh. Anh vẫn muốn tổ chức lễ cưới cho Cẩm Doanh và tự tay chọn váy cưới cho cô. Lượng thuê cả chuyên gia trang điểm chuyên nghiệp để trang điểm cho vợ anh trước khi lễ cưới bắt đầu. Khuôn mặt cô thật đẹp, với anh, cô vẫn là cô dâu đẹp nhất.
Trước đây, Cẩm Doanh thổ lộ là cô muốn đi nghỉ trăng mật ở Hàn Quốc. Và Vũ Lượng quyết định vẫn đi trăng mật dù chỉ có một mình. Anh sẽ đi Hàn Quốc, mang theo những bức hình của người vợ xấu số như thể cô vẫn luôn bên anh.
Xuân Vũ
TheoCCTV
P/S: Ôi, phì phò mãi mới copy xong cái bài này. Bình thường thì không làm, nhưng mà nếu thật thì đẹp quá, không bỏ qua được.
Được cho vé của buổi diễn này một cách khá kỳ lạ. Tối dạo qua mấy hàng sách kiếm cuốn Những câu chuyện phiêu lưu của Mr. Tompkins của George Gamow (chắc sẽ có review sau) thì 1 cô chủ hàng sách gọi và cho cặp vé đi xem. Nói dài dòng một chút, thực ra không hẳn thân thiết gì với bà cô này. Bả có chú ý mình vì rất hay dạo hàng sách, nhưng chỉ thế thôi. Hôm trước đèo đứa bạn ra đây mới biết hóa ra nó lại khá thân thiết với bả. Hehe, đúng là ở hiền gặp lành mà. Hôm nay được hưởng thành quả lao động của ngày đó. Cám ơn Chibura nhé, sẽ hậu tạ, hậu tạ.
Ấy, sướng nhất là biểu diễn ở Nhà hát Lớn Hà Nội. Trước giờ cũng thèm vào đây nghe nhạc cổ điển lắm, nhưng tự biết lượng sức mình nên đành cho tới khi đi làm. Thôi cứ coi như ước mơ xa vời vợi. Ai ngờ hôm nay lại đàng hoàng có giấy mời hẳn hoi (Mặc dù là biểu diễn múa nhưng có sao đâu, vào thì vẫn cứ là vào. Xem như hoàn thành bước 1 của mục tiêu).
Thành thật 1 câu là…xem gần như không hiểu gì. Múa là nghệ thuật tượng hình, mình thì lại chẳng có chút kiến thức cơ bản nào. Chỉ có cách thả mình ra mà cảm nhận, thấy gì thì biết thế. Vậy nên chắc chắn không thể bình luận được. Đại khái chỉ có một vài ấn tượng nho nhỏ:
– 2 tiết mục múa của Nga khá hay, đều sôi động và gợi cảm giác yêu đời. Đặc biệt là phần biểu diễn Giai điệu bạn bè, để làm kết thúc khá hợp lý
– Tiết mục Tóc hơi khó hiểu, cũng hay nhưng mà làm mình liên tưởng đến phim Ma tóc của Hàn Quốc (sắp ra thôi)
– Các tiết mục khác thì chỉ đơn giản thấy thích thôi, không thể nói gì khác cả.
Kết thúc một tuần vất vả thì tối Chủ nhật thế này là quá hoành tráng rồi. Sang tuần mới, lên Thận-Tiết niệu học trong khi chỗ Chấn thương vẫn chưa xong, mắt thấy quá tải đến nơi mất…Ôi tuần mới!

Độ này bận quá, ít viết được cái gì nên hồn. Hôm nay cảm xúc dạt dào vì nhiều lẽ, ngồi lan man chút vậy. Cũng lâu lâu rồi mới có dịp ngồi xem phim với thằng em. Từ hồi mua được cái màn hình LCD cho PC thì không thèm xem DVDRip nữa, cứ m-HD mà down cho nó sướng mắt. Công nhận nét thì nét thật, phải cái dung lượng lớn nên down hơi mất công. Nhưng xét ra cũng đáng. Suốt ngày chỉ có cày cuốc giảng đường là chính thì lúc ăn chơi cũng phải tử tế, kẻo lại có lỗi với mình.
Vẫn còn nợ Slumdog Milionaire, nhưng mà phim hôm nay hay quá nên cứ viết trước.
Ban đầu mình cũng chẳng để ý đến District 9 lắm, vì phim không thấy có diễn viên tên tuổi, mà xem trailer cũng không có gì hấp dẫn cả. Một sai lầm hết sức ngớ ngẩn và thường gặp khi đánh giá về phim. Rõ ràng với một kẻ chú tâm nhiều nhất đến nội dung phim thì dàn diễn viên đâu phải là cái quyết định? Mà các sao nổi bây giờ thì cũng phải qua bộ phim đầu tiên đấy thôi. Lúc đó có ai biết họ là ai đâu? Mà có vẻ không phải mỗi mình mới vậy. Dạo qua vài cái forum thấy nhiều bác ban đầu cũng không hứng thú lắm. Hehe, kể ra thế giới không phải mỗi mình ngu, cũng được an ủi, nhỉ!
Xa đề quá rồi. Quay lại mạch chính. Phim này là một trong số ít những phim làm cho mình thấy hơi rùng rợn khi xem, mặc dù nó không được xếp loại horror. Rùng rợn vì sự dã man của con người, không biết có phải tất cả không, nhưng trong phim này thì là đa số loài người, từ những kẻ văn minh cho tới lũ người mê tín. Người ta trở nên hung bạo, cuồng loạn không phải với lũ Prawn, mà còn hung bạo với chính đồng loại của mình.
Anh chàng Wikus, mặc dù chỉ là một nhân viên quèn chăng nữa, khi nói chuyện với người Prawn luôn giữ sự trịch thượng, bề trên của mình. Thậm chí anh chàng sẵn sàng đề nghị tiêu hủy cả một ổ trứng của người Prawn và lấy làm vui tai với tiếng trứng nổ lép bép, tiếng kêu gào của lũ Prawn con. Wikus vẫn tự coi mình là thượng đẳng cho đến khi anh bị phơi nhiễm và dần trở thành một Prawn. Người ta coi anh là một vật thí nghiệm, và lần đầu tiên Wikus mắt thấy tai nghe và tự cảm giác được sự đau đớn, khốn khổ mà con người dành cho đám Alien. Người ta sẵn sàng phanh thây Wikus với một lý do cực kỳ cao cả và thường hay được đem ra biện minh “Vì mục đích khoa học”. Trốn khỏi cái tập đoàn MNU thì rơi vào tay lũ cướp Nigeria, những kẻ quê mùa tôn thờ một thứ “khoa học” khác, để rồi lại bị đòi chặt tay cho thủ lĩnh của chúng ăn. Cướp hay tập đoàn thì vẫn vậy, có gì khác nhau đâu? Một bên khoác complet, một đằng mặc rách rưới, nhưng suy nghĩ thì tương tự nhau cả.
Người ta vẫn kể những câu chuyện về các thí nghiệm đáng sợ dưới thời Đức Quốc xã, những thứ thí nghiệm chẳng dựa trên một lý luận cụ thể nào. Người ta lên án những kẻ thực thi chúng, xem đó là tội phạm của cả loài người. Thế nhưng cơ bản thì đối với đám Alien, con người cũng có khác gì Đức Quốc xã đâu? Ai sẽ xét xử, ai sẽ trừng phạt nhân loại đây?
Tất cả những điều ấy, Wikus nhận ra hết. Anh bị thí nghiệm, bị săn đuổi bởi đồng loại của mình, giống loài anh yêu quý. Anh được bảo vệ bởi lũ bọ xấu xí mà anh coi thường, để rồi chính mình phải trở thành một trong số chúng mà không cách nào thay đổi. Không thể trở về với con người, mà cũng chẳng thể hòa nhập với lũ bọ, Wikus chỉ có thể chờ Christopher quay lại, chữa trị cho anh. Nhưng cái ngày ấy bao giờ sẽ đến thì chẳng ai dám nói cả. 3 năm, Christopher hứa với anh. Chờ đợi trong cô độc, có khác gì bị cầm tù ngay ở nhà đâu?
Bảo trọng nhé, Wikus!
P/S: Thằng em xem xong, phát hiện một điều rất buồn cười là Wikus ở Quận 10, cách Johannesbug đến 200km thì làm thế nào để được bông hoa trước cửa nhà vợ mà không bị phát hiện. Cũng chẳng có cách nào giải thích cho hợp lý cả. Thôi thì cứ coi là sự kỳ diệu đi vậy. Dù sao thì cũng có quá ít những điều như vậy, thêm một càng hay chứ sao.
Một trong những công việc yêu thích của mình
Tiếc là giờ năm thứ 6 rồi, phải hạn chế để giữ sức mà học. Kiếm được bài này, đưa lên cho vui. Có điều nó không có hùng khí lắm, người ta khó mà thấu được cảm giác của người phụ mổ. Nhưng mà thôi, nói nhiều lại bị mắng mất, có làm được thơ đâu mà cứ chê mãi 
Nhớ cái lúc đứng phụ bên bàn mổ
Tay cầm pince và một tay kéo Van
Hò dô ta cho phẫu thuật viên làm
Lưng ướt đẫm, nhưng tay không được bỏ
Nhớ cái lúc đứng phụ bên bàn mổ
Mắt liếc nhìn và miệng gọi Disqué
Cầm được “nó” tự nhiên thấy oai ghê
Cứ như thể phẫu thuật viên chính ý
Nhớ lúc đứng phụ mỏi chùn chân ý
Mắt lim dim vì quá giấc ngủ trưa
Rất mong muốn có một bàn tay “thừa”
Xoa dịu đi cái mệt mỏi đang đến
Và cứ phụ, hết chân rồi lại đến
Bụng, ngực, đầu, tất tật đều có ngay
Đứng phụ mổ tưởng chừng suốt đêm ngày
Mong có dịp được lên làm mổ chính.