1. Trang chủ

    image
    Trang chủ
  2. Ảnh

    image
    Ảnh
  3. Bài viết

    image
    Bài viết
  4. Về tôi

    image
    Về tôi
  5. Liên kết

    image
    Liên kết

Danh ngôn sống đẹp

Pu Pu - Kal Kally - Seperator

Lương tri là Chúa trong mỗi con người.


Conscience is God present in man.


Victor Hugo

 46 người thích      Thích

Danh ngôn hành động

Pu Pu - Kal Kally - Seperator

Mặc dù thời gian dường như nhanh chóng lướt qua, nó không bao giờ trôi đi nhanh hơn từng ngày một. Mỗi ngày là một cơ hội mới để sống hết mình. Mỗi ngày, bạn sẽ tìm thấy vô số cơ hội và may mắn để thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đừng để quá khứ không thể thay đổi hay tương lai bất định trộm đi mất NGÀY HÔM NAY của bạn! Ngày hôm nay là một ngày mới!


Although time seems to fly, it never travels faster than one day at a time. Each day is a new opportunity to live your life to the fullest. In each waking day, you will find scores of blessings and opportunities for positive change. Do not let your TODAY be stolen by the unchangeable past or the indefinite future! Today is a new day!


Steve Maraboli

 2 người thích      Thích

Café với anh bạn. Tên đường với địa chỉ quán thì chả nhớ, thôi thì gặp ở “cổng trường Ams cũ” vậy.

“Cồng trường Ams cũ”…

Chỗ cách đây chưa lâu lắm còn là trường Ams, giờ đã thành THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình. Thực ra cũng chẳng có ý coi nhẹ hai trường đâu, chẳng qua là do thói quen đôi khi làm thay sự suy tính trong những trường hợp xét ra cũng không cần quá chính xác.

Từ ngày mình bắt đầu đi học, Hà Nội có 3 nơi đào tạo học sinh cấp III nổi tiếng nhất: Tổng hợp, Sư phạm và Ams. Tổng hợp và Sư phạm là khối chuyên của Đại học, về mặt tổ chức thời ấy không phải là một trường, về mặt chế độ cũng khác. Thế nên xét ra thì trường chuyên cấp III đình đám nhất hẳn là Ams, và trở thành học sinh Ams (hay Amser, cách mà dân Ams tự gọi mình) cũng là một điều đáng để hãnh diện.

Hết lớp 5, suýt nữa có cơ hội trở thành Amser, tiếc là bố mẹ quên nộp hồ sơ cho mình (giờ ngồi nhớ lại thì nói thế chứ thật ra lúc ấy thi chắc gì đã đỗ :P ). Không ảnh hưởng gì lắm, cấp II Ams xét thấy cũng không có tiếng vang nhiều lắm so với các trường khác. Mình vào học Giảng Võ, sát vách Ams, lại ở trên tầng 4. Thế là nếu ngồi trong lớp, chỉ cần quay mặt ra cửa sổ là thấy ngay dòng chữ “THPT Hà Nội – Amsterdam” nằm trên tầng thượng tòa nhà chính, còn giờ nghỉ thì lúc nào chả nhìn thấy bên kia chơi bời ra sao.

Cứ thế, 4 năm cấp II trôi qua, vẫn nuôi trong mình mong muốn được trở thành học sinh chính thức của trường thay vì thuộc nhóm học thêm ở các lớp trường mở để luyện thi. Ồ! Diễn tả thế nào nhỉ, cái cảm giác rất trong trẻo ấy. Đến giờ mỗi khi nhớ đến những lúc mất tập trung trong lớp, quay ra nhìn dòng tên trường đỏ sậm in lên bầu trời xanh với những làn mây trắng, hình như cảm giác ấy ùa về, và chợt như muốn níu kéo thời gian hãy quay ngược một lần, cho ta được thấy lại những hình ảnh ấy.

Hết lớp 9, mặc cho bao tiền bạc bố mẹ đổ vào để con ôn thi, trượt…

Vậy là cả đời mình sẽ không bao giờ là Amser…

Tôi luôn biết ơn Tổng hợp, nơi đã dạy cho tôi những điều thật quý giá, đã cho tôi gặp những người bạn tốt, và tôi tự hào mình là cựu học sinh Tổng hợp. Nhưng trong tim tôi, Ams vẫn luôn có chỗ đứng riêng, đồng thời là nỗi niềm nhức nhối cho đến tận bây giờ.

….

Ngày rộ lên tin đồn Ams bị đổi tên, tôi ôn thi Nội trú. Dù muốn lên tiếng phản đối, muốn góp sức mình chống lại cái ý định vô lý đó, vẫn đành nén lại vì tính chất sống còn của kỳ thi quan trọng này.

Ams không bị đổi tên, nhưng chuyển địa điểm mới.

Học sinh mới chắc thích, vì cơ sở vật chất khang trang hơn hẳn. Cựu học sinh thì không rõ lắm. Còn bản thân tôi, hình như một phần lớn kỷ niệm và cảm xúc xưa kia của mình bị người ta bóp nát ra vậy. Dòng chữ oai hùng của ngày xưa giờ đã đổi thành cái tên khác. Lớp học chắc vẫn thế mà cái hồn hình như cũng bay đâu mất rồi. Giờ mỗi lần đi qua thấy tim mình thắt lại một chút, cũng chẳng dám đứng lâu bao giờ.

Kể cũng buồn cười. Một đứa thi trượt thì có thể có cảm xúc gì về ngôi trường mà bản thân mình chưa từng học một ngày nào nhỉ ?

Dù sao thì…lần sau nếu hẹn, có lẽ đành vẫn là “Cổng trường Ams cũ”…


Và nếu có lỡ duyên ta sau chẳng thành vì em ra đi trước anh…

Hình như ngày xưa chẳng ai dám nghĩ lại có lúc mày rơi vào hoàn cảnh giống câu hát đến vậy.

Valentine, người độc thân thì tìm bạn, kẻ yêu nhau thì đi chơi, còn mày làm đám tang cho bạn gái mình.

Vẫn biết bệnh tật thì khó nói, nhưng…Một chữ “nhưng” ấy đổi lấy mạng sống một con người.

8 năm xa xôi, chẳng thể ngờ lại gặp nhau trong sự oái oăm này. Oái oăm bởi vì hóa ra Trái Đất cũng thật tròn, oái oăm vì cả tao, cả mày, cả bạn ấy, đều mang danh Bác sĩ.

Bao dự định cho tương lai giờ đã nằm sâu dưới ba tấc đất cùng cỗ quan tài lạnh lẽo kia, chỉ còn lũ người sống vẫn mãi băn khoăn với câu nói “Ước gì…”...

...đến bao giờ ?


02/02
2011

1. Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, tiền sử hiếm muộn, điều trị vô sinh. Hiện có thai 7 tuần.

Đau bụng HCP từ 3-4 ngày, sốt cao -> VĐ: tỉnh, HCNT(+), HCP ấn đau phản ứng, TC cao ngang rốn, BC 12600, siêu âm: Hình ảnh TD VRT, trong TC có 3 thai.

Sau 1 ngày theo dõi, bệnh nhân đau nhiều hơn, có chỉ định mổ cấp cứu, đã hội chẩn Sản khoa cho thuốc.

Chẩn đoán trước mổ: VRT/ Thai 7 tuần, chưa loại trừ UNBT (P) xoắn

Mổ ra: U nang BT xoắn đã hoại tử không thể bảo tồn, tiến hành cắt buồng trứng (P).

a. Sảy thai luôn là nguy cơ tồn tại khi can thiệp Ngoại khoa với bệnh nhân mang thai, đặc biệt là tuổi thai nhỏ, chửa đa thai.
b. Cắt BT = sảy thai
c. Cắt 1 bên BT = giảm khả năng có thai những lần sau, đặc biệt với bệnh nhân hiếm muộn

2. Bệnh nhân nam, 17 tuổi

TNXM tự ngã (có uống rượu). Sau TN -> VĐ: kích thích, G: 10đ, CT sọ không phát hiện máu tụ nội sọ, vỡ xương thái dương (T), CT hàm mặt vỡ xương hàm trên, xương hàm dưới

Bệnh nhân tử vong sau 2h do suy hô hấp. 

Mệt mỏi....


10/12
2010

Vào thư viện, vô tình thấy bài của mình được đăng.



Hơn năm trời gian khổ đối lấy một bài viết ấy…

Nhưng đó không phải là chuyện tôi muốn kể.

Trong khi đi lấy số liệu có những trường hợp rất đáng nhớ.

Trường hợp thứ nhất, tất nhiên là bệnh nhân đầu tiên của nghiên cứu. Không nhớ rõ tên, vỡ C5, liệt tủy hoàn toàn. Loay hoay khám bệnh nhân gần 1 tiếng đồng hồ, bệnh án mẫu gạch xóa chi chít. Bệnh nhân được chuyển về viện Tỉnh ngay trong ngày.

Trường hợp thứ hai, Trần C. nam 22 tuổi, không có tiền sử chấn thương rõ ràng, liệt hoàn toàn, sau khi chụp CT phát hiện vỡ C2. Bệnh nhân nằm điều trị tại 1A cả tháng trời, với hàng chục lần đi buồng mới được chỉ định mổ. Sau mổ tình trạng liệt không được cải thiện, suy hô hấp mức độ nhẹ. 22 tuổi và nằm liệt giường, đến thở cũng khó khăn. Thời gian em nằm viện, không ngày nào là tôi không ghé qua. Cũng chẳng làm được gì, chỉ động viên. Nhìn em vừa trả lời vừa cố hít từng hơi ngắn, nhìn ông bố quê mùa đờ đẫn chăm con, có lần tôi suýt bật khóc, cố gắng lắm mới kìm lại được – lần hiếm hoi mình xúc động đến thế. Những ngày cuối em nằm viện, tôi không thể lên thăm vì ôn thi hết kỳ. Đến khi quay lại thì em đã ra viện, chẳng kịp chia tay. Lúc ấy cảm giác uất ức chợt dâng trào. Cũng chẳng dám gọi điện, chỉ hy vọng vẫn còn sống được đến giờ.

Cám ơn, những bệnh nhân của tôi!

Đến giờ tôi vẫn chỉ làm được những việc rất nhỏ bé.

Hy vọng rằng…


-        Mày ơi, chán quá mày ạ!

-        Sao thế ?

-        Tao nộp đơn mà chả chỗ nào nhận cả. Chìa cái bằng giỏi ra cũng chỉ nhận được cái lắc đầu kêu đủ người rồi.

-        Đi làm lâm sàng đi.

-        Ở, xin về viện X. , đặt 400 triệu lên còn không thèm nói chuyện

-        …


-        Đùa chứ, tao cứ nghĩ là đi xin việc thì mình đưa cái bằng giỏi với bảng điểm ra, người ta cũng cân nhắc. Thế mà đi đến đâu cũng toàn hỏi nào là “Nhà em ở đâu ?”, “Em có người nhà làm trong viện không ?”…Ức chế!


-        Chán quá! Đang hí hửng lên xem thấy cái điều kiện “Hộ khẩu Hà Nội”, thế là đi về luôn.


-        Mày mê thế sao không học định hướng ?

-        Xong rồi xin về đâu ?

-        Viện Trung Ương chắc không được, nhưng viện Tỉnh thì có thể chứ ?

-        Ừ, có đường, tiền tấn.

-        …


@Những nhân vật chính trong 4 câu chuyện trên: Rất xin lỗi vì đã tự ý đưa chuyện của các bạn lên mà chưa xin phép. Nếu không muốn, bạn có thể PM, tớ sẽ xóa chuyện của bạn đi.


I. Đại cương

-     Hội chứng ôn thi là tình trạng rối loạn chức năng hàng loạt các cơ quan trong cơ thể mà ít khi có tổn thương thực thể, gây ra do quá trình ôn thi Nội trú

-     Biểu hiện lâm sàng tương đối phức tạp, gồm nhiều thế bệnh khác nhau nhưng dễ chẩn đoán dựa vào dịch tễ học.

-     Thường gặp ở cả 2 giới, từ 24 – 27 tuổi, trong giai đoạn ôn thi Nội trú

-     Điều trị thưởng chỉ là điều trị triệu chứng

II. Lâm sàng

A. Cơ năng

-      Đau đầu:

+     Đau toàn bộ đầu từng cơn, xuất hiện không có tính chu kỳ

+     Thường đau nhẹ, ít khi có cơn đau dữ dội.

+     Độ dài mỗi cơn không cố định, có thể vài phút, có khi hàng giờ

-     Đau bụng thượng vị từng cơn, có thể liên quan đến bữa ăn hoặc không. Các cơn đau thường xuất hiện khi căng thẳng, mệt mỏi

-     Đau cơ ở tay thuận, đặc biệt vùng khuỷu và bàn tay. Một số trường hợp nặng có thể chuột rút hoặc co cứng tạm thời.

-     Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, sợ một số mùi trước đó không sợ, thèm ăn đồ chua, cay, ngọt (ăn dở)

B. Toàn thân

-     Mệt mỏi, hay buồn ngủ.

-     Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, hay lo sợ

-     Tăng cân trong đa số các trường hợp. Tuy nhiên có trường hợp gầy sút cân

C. Thực thể

-     Dấu hiệu đeo kính râm

-     Rối loạn tâm thần: có thể trầm cảm hoặc hưng cảm mức độ nhẹ

III. Điều trị

A. Điều trị triệu chứng

-     Thuốc giảm đau trong trường hợp đau đầu nặng

-     Thuốc bọc niêm mạc dạ dày

-     Thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng

B. Điều trị nguyên nhân

Thông thường sẽ tự khỏi sau khi thi xong, ít trường hợp để lại tổn thương thực thể.


Chuyện thi Nội trú – được và mất có quá nhiều thứ để bàn đến, giờ cũng chẳng có hứng thú mà thử phân tích sâu làm gì. Ở đây chỉ liệt kê vài điều học được trong quá trình ôn thi.

Điều đầu tiên học được là dám cháy hết mình cho đam mê, cho ước mơ.

Thứ đến, tất nhiên là một khối lượng kiến thức khổng lồ. Có những điều tưởng vậy hóa ra không phải vậy, có những chuyện nghĩ vậy hóa ra đúng là vậy…

Học được cách trưởng thành hơn, biết bình tĩnh trước sóng gió, trước khó khăn. Học được cách ngẩng đầu đứng lên từ vũng bùn. Học được cách liều mình như chẳng có :p

Học được thêm về thủ đoạn dẫm đạp lên nhau, hiểu được rõ bộ mặt của rất nhiều người. Ở chiều ngược lại, có thêm nhiều bạn bè, nhiều anh em tốt.

Học được cách đứng dậy trong tuyệt vọng, hiểu rằng cuộc sống là bất tận không có điểm dừng, “vắng cô thì chợ vẫn đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”, vì thế hoặc là sống, hoặc là tồn tại.

Học được cách tin vào giá trị của bản thân mình.

Quan trọng nhất là học được 3 điều

  1. Học được rằng: “Khôn ngoan không lại với giời”. Vì thế hãy cứ sống thật thà, chân thành đi, rồi sẽ nhận được những gì đáng được hưởng.
  2. Học lớp xóa Gà. Hiện có hy vọng lớn chuyển từ Gustison IV lên Gustison IIIc
  3. Học được rằng một cô gái có thể nice đến thế nào. Cám ơn cô nhé!

Còn 1 điều nữa, không nghiêm chỉnh lắm, nhưng mà cũng có chút ảnh hưởng, thôi cứ kê khai vào: Ấy là tốt nhất nên hết sức hạn chế thề thốt, nhất là trên bộ râu của mình. 3 lần thề trên râu là 3 lần râu dài đến mức tưởng sẽ chẳng bao giờ làm được. May mà trời còn thương, nếu không thì chẳng hiểu mình sẽ trông thế nào nữa…


Niềm vui bất ngờ  đánh tan đi một ngày lê thê và buồn chán.

Sau khi kết thúc giảng đường, về mua đồ ăn tối. Vốn chỉ định mua xôi, thế quái nào nổi hứng, vậy là phóng qua hàng phở quen thuộc.

Đây mới là sự kỳ diệu…

Trong lúc đứng chờ suất phở xào của mình, chợt gặp một anh Tây khá trẻ đi vào. Bác này mở cái balo, rút ra vài cuốn sách, lật giở một chút rồi lại cho vào, chỉ để lại một cuốn sổ cỡ lớn với cái bút bi, ngồi hý hoáy vẽ cách điệu hình một cô gái.

Đó không phải chuyện chủ yếu.

Quan trọng nhất là trong số sách được cho vào balo kia có Watchmen – cuốn tiểu thuyết bằng tranh duy nhất trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất của tạp chí TIMES (2005).

Tôi đã từng đọc bản scan của truyện, đã từng xem phim Watchmen.

Đó là cuốn sách tôi rất mong muốn có trong bộ sưu tập của mình.

Vấn đề ở chỗ việc mua bán qua Amazon hay Ebay ở Việt Nam còn khá nhiêu khê và khó khăn. Nếu mua hàng trực tiếp thì luôn tồn tại nguy cơ mất tiền mà sách thì không thấy đâu, còn sử dụng các dịch vụ hỗ trợ mua bán thì giá thành đội lên khá cao, thậm chí đôi khi gấp 2 – 3 lần, trong khi bản thân cuốn sách đã không phải rẻ nếu so với thu nhập của một kẻ đang ăn bám như mình. Giải pháp rẻ nhất là nhờ người đi nước ngoài mua hộ rồi xách tay về thì không thực hiện được vì chẳng quen ai cả.

Thế nên nhìn thấy cuốn Watchmen của bác giai kia chợt thấy lóe lên tia hy vọng mong manh, biết đâu là mua ở Việt Nam.

Huy động cái vốn tiếng Anh hết sức xập xệ đã không được tu bổ từ vài năm nay mà lân la lại gần bác kia:

-    Sorry, can you speak English?

-    Yes.

-    Can I ask you one question? Where did you buy Watchmen?

-    Oh, I bought it in England. I bought it and V for Vendetta. Do you know V for Vendetta?

(Nói đến đây, thấy mặt mình hơi ngớ ra, anh chàng bèn lôi trong balo ra 1 cuốn V for Vendetta)

-    Oh, I’ve just watch the movie of it. What a pity! I thought that you bought Watchmen here. It’s too hard to buy from Amazon and Ebay in Vietnam

-    Impossible!

-    Yeah, nearly impossible, and too expensive.

-    Have you read it ?

-    Yeah, I’ve read the e – book, and watched the movie.

-    In England, all of my friends are crazy for it.

-    Yeah, me too. I really like it.

(Nói đến đây, anh chàng rút cuốn Watchmen ra và đưa cho tôi)

-    Then, it’s yours!

-    Thanks, err…how much is it?

-    No, just take it!

-    But…but…it’s too expensive, and we…we’ve just met?

-    No problem, I’ll come back to England on December, and I can have one from my friends. This is karma.

-    (Đến đây, lại thấy mặt mình ngớ ra)

-    Do you know karma? I help you, and someone will help me.

-    Oh…th…thank so much! Errr….what’s your name?

-    My name is Ed.

-    My name is Sơn. Can I have your phone number?

-    Yeah (lấy máy di động ra và cho tôi xem số)

-    Oh, this is mine (nháy vào máy bác này)

-    Nice to meet you!

-    Nice to meet you!

Quả là không còn biết bình luận gì về hành động hào hiệp đến mức khó tin của bác Tây cũng như cái duyên đến quái đản trong một ngày tưởng là chẳng có gì thú vị này.

Lâu lắm rồi mới vui đến mức cả người rộn ràng không thể ngồi yên một chỗ, chân tay cứ có cảm giác giật lên từng hồi vậy….

Lời không tả hết nổi, chỉ còn biết thốt lên hai tiếng: Kỳ diệu!


07/09
2010

Đêm thì luyện bí kíp
Sáng lại nằm ngủ mơ
Chiều ngồi nghĩ vẩn vơ
Tối xách xe lượn phố

30/08
2010

Ngồi giảng đường đọc một mạch hết cuốn này. Sách thiếu nhi của Cầu Vồng, thuộc dạng hiếm, tôi có được sau lần trao đổi một vài cuốn cũng kha khá hiếm khác.

“Bà ngoại” có một cốt truyện khá quen thuộc và (đáng tiếc là vẫn) đáng chú ý về cách con cháu đối xử với ông bà. Mặc dù có đôi chút nặng nề nhưng việc xếp nó vào một cuốn sách cho thiếu nhi là cần thiết, bởi vì để trẻ con hiểu được những điều này thì sẽ không có những người lớn ít tình nghĩa, hay nói một cách nặng hơn, vô ơn với người già, đôi khi chính là đấng sinh thành của họ. Thực ra thì bài học là dành cho mọi người, có điều hình như đa số các ông bố bà mẹ khi đọc thì luôn răn dạy con mình rằng sau này phải hiếu thuận với họ mà quên mất rằng chính mình cũng nên nhìn nhận lại cách cư xử của bản thân với ông bà của lũ trẻ.

Từ nhà đến trường, “Ở lớp” mang lại cái không khí của thời học sinh, nói về sự đoàn kết của lớp, về cậu học sinh giỏi mà xấu tính đã có những thay đổi tích cực ra sao. Hình như ai cũng từng trải qua một thời mà sự tẩy chay của cả lớp có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến thế với một thành viên, chắc là sự giống nhau trong tâm lý con người.

Thật không hay, đọc “Ở lớp” vào lúc này quả là không thích hợp. Truyện mang lại cảm giác ngọt ngào thời đi học, đồng thời lại khoét sâu vào cái cảm giác đau đớn khi bị đẩy ra đời một cách phũ phàng và sau lưng, cánh cổng trường đã đóng sập lại vĩnh viễn. Ai cũng trưởng thành, đáng tiếc là đôi khi theo những cách hoàn toàn trái ngược nhau. Có người đàng hoàng ngẩng cao đầu chân dẫm bùn mà bước đi dưới ánh nắng, lại có kẻ bất hạnh hơn, thay vào vị trí đáng lẽ của hai bàn chân là khuôn mặt khốn khổ. Chuyện về đích ra sao thì có lẽ đến lúc chết cũng chẳng thể ngã ngũ, nhưng chắc ít người thích chào cuộc đời bằng một gương mặt lấm đầy bùn đất.

Nói đến chuyện trưởng thành, “Chiếc áo của cha” cho thấy một khía cạnh khó khăn của kẻ bị buộc phải trưởng thành quá sớm khi chưa sẵn sàng. Sau khi cha ra trận, cậu bé tự gánh lấy cho mình trách nhiệm chăm sóc cho gia đình thay cha, một trách nhiệm quá lớn với ngay cả những người đàn ông trưởng thành. Vì thế dẫn đến chuyện đáng buồn là mục đích thì tốt nhưng hành động thì sai. Thay vì quan sát và làm những điều nho nhỏ nhưng có ích thì cậu lại cố thực hiện việc của một người trưởng thành. Kết quả là việc thì không đến đâu, còn bản thân sa sút, gây ra hang loạt hiểu lầm đến mức phải bỏ học.

Tất nhiên đây là truyện thiếu nhi. Vậy nên cuối cùng mọi hiểu lầm, nhờ long tốt của cô giáo đều được hóa giải, còn bản thân cậu bé cũng có dịp chứng tỏ mình. May mắn ở chỗ nếu bỏ qua cách xây dựng có phần gượng ép của đa phần văn học Xô Viết thì với kinh nghiệm của bản thân tôi, một cái kết như vậy vẫn có thể xảy ra ngoài đời thật. Khi mà hình như đi chỗ nào cũng thấy người ta than thở về việc con người ngày nay ăn ở với nhau ít tình nghĩa thì biết được điều này có lẽ sẽ góp thêm niềm tin cho những người tốt tiếp tục sống theo đúng con người mình.

P/S: Muốn mô tả lại cảm xúc khi đọc xong cuốn sách mà thật khó. Là do quá lâu không tập viết, hay vì nỗi buồn chỉ bị thổi đi trong chốc lát đã quay lại phủ bong đen u ám lên cảm giác trong sáng thường có khi đọc một cuốn sách thiếu nhi ?


Trang 7 trên 13« Đầu...«45678910»...Cuối »   Chuyển

Trang chủ | Ảnh | Bài viết | Về tôi | Login

© 2012 NNSon.com - Xin ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin.