1. Trang chủ

    image
    Trang chủ
  2. Ảnh

    image
    Ảnh
  3. Bài viết

    image
    Bài viết
  4. Về tôi

    image
    Về tôi
  5. Liên kết

    image
    Liên kết

Danh ngôn sống đẹp

Pu Pu - Kal Kally - Seperator

Một người chỉ thực sự có đạo đức khi anh ta phục tùng sự thôi thúc muốn giúp tất cả mọi sinh mệnh anh ta có thể giúp được và lùi lại không làm tổn thương tới bất cứ sinh linh nào.


A man is truly ethical only when he obeys the compulsion to help all life which he is able to assist, and shrinks from injuring anything that lives.


Albert Schweitzer

 244 người thích      Thích

Danh ngôn hành động

Pu Pu - Kal Kally - Seperator

Tình yêu không phải là một thứ tự nhiên. Đúng hơn, nó đòi hỏi kỷ luật, sự tập trung, lòng kiên nhẫn, niềm tin, và việc vượt qua được sự ái kỷ. Nó không phải là một cảm xúc. Nó là hành động thực hành.


Love isn't something natural. Rather it requires discipline, concentration, patience, faith, and the overcoming of narcissism. It isn't a feeling, it is a practice.


Erich Fromm

 8 người thích      Thích


Buổi tối, ngồi học trong ký túc. Đài Loan bây giờ đang là mùa đông, mưa gió rét mướt, phòng thì không điều hoà cũng chẳng quạt sưởi. Nếu không vì nhìn đống sách dày đến phát sợ thì giờ này chui vào chăn lướt web là sướng nhất.

Vừa học vừa nghe nhạc, để Youtube tự nhảy bài, mình cũng không chú ý lắm đến khi nghe thấy những câu hát quen thuộc:

Em tan trường về

Đường mưa nho nhỏ

Từ lần đầu tiên nghe Ngày xưa Hoàng thị đến giờ, lần nào mình cũng thấy bồi hồi nhớ về thưở áo trắng bút mực, và lần nào cũng định viết cái gì đó mà không sao làm được, chắc vì cảm xúc không mãnh liệt mà cứ miên man nhẹ nhàng.

Hồi nhỏ mình thích đọc sách, còn mơ lớn lên thành nhà văn, cũng từng tập tành sáng tác truyện, thơ, thậm chí cả kịch nói. Biết đâu đấy, nếu không nhờ sự ác cảm của cô giáo dạy Văn với mình thì giờ khối bệnh nhân đỡ gặp phải bác sĩ Sơn chứ đùa!

Chắc tại thế nên khi ấy mình cứ lãng mạn sách vở, hay cảm nắng đơn phương kiểu chỉ có thể tồn tại trong truyện (Các cô gái không thích kiểu này!!!)

Ừ, hồi ấy đơn giản mà, chỉ cần đi học nhìn thấy người ta, hay đi về cùng nhau đã vui rồi, đủ làm đề tài cho mấy thằng bạn thân bàn luận cười đùa với nhau, nói gì đến tỏ tình? Mà có nói cũng chẳng biết bắt đầu thế nào

Tìm lời mở nói

Lòng sao ngập ngừng

Mình không giỏi tán gái, vác mấy câu sách vở ra không hợp tai đâu. Có lần ngu dại lỡ mồm, thế là

Lòng sao rưng rưng

Như trời mây ngợp

Hôm sau vào lớp

Nhìn em ngại ngần

Rồi mình tốt nghiệp. Thì học gì mà chẳng tốt nghiệp (dốt cũng vẫn tốt nghiệp được cơ mà!). Có ai nhớ không, buổi học cuối cùng ấy, đã cùng cười, cùng khóc thế nào, yêu thương hay ghét bỏ, cũng chỉ còn là kỷ niệm!

Thương ơi vạn thưở

Biết nói chi nguôi

Em mỉm môi cười

Anh mang nỗi nhớ

Hè sang phượng nở

Rồi chẳng gặp nhau

Ôi mối tình đầu

Như đi trên cát

Thật ra nói “mối tình” là nhận vơ thôi, có cô nào thích mình đâu. Con gái thích lãng mạn, nhưng chắc chắn không phải dạng bò đội nón như mình, nên bảo kỷ niệm đẹp với lại tình cảm tuổi học trò, thật ra toàn của mình mình, người ta làm gì có cái ký ức ấy?

Đôi lần về lại chốn cũ

Cây xưa vẫn gầy

Phơi nghiêng ráng đỏ

Cảnh còn đây, người không thấy nữa, mình cũng già hơn hồi ấy rồi

Đời như biển động

Xoá dấu ngày qua

Ai cũng có cuộc sống mới, có ai còn nhớ da diết ngày nào đó xưa cũ vốn không trở lại như gã dở hơi không nhỉ? Có phải đã đủ lớn để mong bé lại không?


Nhân lúc đi tìm lại bài Ông đồ của Vũ Đình Liên thì lại gặp bản dịch ra tiếng Hán ở diễn đàn thivien.net do nick Vanachi gửi lên. Trước giờ toàn là thơ Tàu dân ta dịch ra tiếng Việt, giờ lại làm ngược lại, cũng là chuyện độc đáo :)

ÔNG ĐỒ 

Vũ Đình Liên 

Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già 
Bày mực tàu giấy đỏ 
Bên phố đông người qua 

Bao nhiêu người thuê viết 
Tấm tắc ngợi khen tài 
Hoa tay thảo những nét 
Như phụng múa rồng bay 

Nhưng mỗi năm mỗi vắng 
Người thuê viết nay đâu? 
Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiên sầu 

Ông đồ vẫn ngồi đó 
Qua đường không ai hay 
lá vàng rơi trên giấy 
Ngoài trời mưa bụi bay 

Năm nay hoa đào nở 
Không thấy ông đồ xưa 
Những người muôn năm cũ 

Hồn ở đâu bây giờ ? 

Bản dịch ra tiếng Hán:


老 秀 才 

年 年 桃 花 開 
總 見 老 秀 才 
追 硯 紅 箋 擺 
通 衢 人 往 來 

多 少 恃字者 
嘖嘖 羨 珠 機 
巧 筆 壹 揮 就 
龍 舞 而 鳳 飛 

冷 落 年 復 年 
僱 客 何 茫 然 
紅 箋 悲 色 矧 
追 跰 愁 墨 堅 

秀 才猶 在斯 
路 過 有 誰 知 
箋 上 黄 葉 落 
天 邊 細 雨 飛 

今 年 桃 又新 
不 見 舊 時 人 
傷然 空 悵惘 
煙 災萬 古 魂 
Phiên âm:

LÃO TÚ TÀI 

Niên niên đào hoa khai 
Tổng kiến lão tú tài 
Truy nghiễn hồng tiên bãi 
Thông cù nhân vãng lai 

Đa thiểu thị tự giả 
Trách trách tiễn châu ky 
Xảo bút nhất huy tựu 
Long vũ nhi phụng phi 

Lãnh lạc niên phục niên 
Cố khách hà mang nhiên 
Hồng tiên bi sắc thấn 
Truy nghiễn sầu mặc kiên 

Tú tài do tại ti 
Lộ quá hữu thùy tri 
Tiên thượng hoàng diệp lạc 
Thiên biên tế vũ phi 

Kim niên đào hựu tân 
Bất kiến cựu thời nhân 
Thương nhiên không trướng vọng 

Yên tai vạn cổ hồn. 


21/11
2012

Em ra đi, một buổi chiều lạnh giá
Chiếc lá vàng, trong cơn gió, phất phơ.
Một mình tôi giữa cuộc đời xa lạ,
Tận bây giờ còn chưa hết ngẩn ngơ.


Đang đọc Lolita!

Cái sự kể trên cùng với việc Dương Tường là một dịch giả yêu thích của tôi, cộng thêm một vài mối quan hệ lằng nhằng khác khiến tôi biết chuyện tranh cãi về cụm từ “on the dotted line” mà cụ Dương dịch thành “trên dòng kẻ  bằng những dấu chấm”

Có bốn từ ngắn ngủi thôi mà cũng khiến giới học giả tốn đâu 5 – 6 bài gì đó để phê phán và bảo vệ cách dịch của cụ Dương. Đa phần ý kiến của phe phê phán thì bảo dịch thế là tối nghĩa, là khó hiểu. Khổ một nỗi là tôi hoàn toàn không thấy khó hiểu gì trong cách diễn đạt như thế cả. Nhưng nếu cứ vác cái lý luận ấy ra thì lại bị bảo là cãi cùn. Thôi thì cứ coi như mình trót có tí chút thông tuệ hơn các vị nào đọc thấy khó hiểu vậy.

Chuyện tranh luận thì cũng không có gì quá đặc biệt. Gây buồn cười nhất là lúc đọc bài báo “Về vấn đề sáng tạo trong dịch thuật” của bác Dân nào đó hiện đang là Chủ tịch Hội văn học dịch. Nghe thì có vẻ hay, thế mà lại mắc phải hai vấn đề:

Một, bác Dân khuyên người ta “phải kiên trì trong lao động dịch thuật”, thế mà bác lại chẳng chịu kiên trì tra cứu lại trước khi phê phán, để đến mức từ đầu tới cuối cứ kiên trì cái cụm “on dotted line” trong khi nguyên văn là “on the dotted line”. Một người có hiểu biết về tiếng Anh khi đọc cụm đầu lên ắt sẽ có cảm giác trái tai, thiếu hụt chứ không thể yên tâm sử dụng thoải mái như bác được.

Hai, vấn đề nêu ra trong đầu đề rất rộng lớn, bài báo cũng nhắc đến hàng loạt quan điểm được nói đi nói lại suốt mười năm qua, và sử dụng kha khá từ chỉ số nhiều, thế mà cuối cùng lại chỉ dẫn được duy nhất một dẫn chứng. Còn từ đầu tới cuối toàn là lý thuyết suông khiến người đọc không khỏi có cảm giác bị hẫng hụt vì chờ đợi những dẫn chứng hùng hồn cho cái nhan đề hoành tráng, đồng thời khiến độc giả thấy hình như bài này viết ra chỉ để phê mỗi một chỗ bác ấy không đồng tình với dịch giả?

Thôi, chắc cũng không nên tự làm tốn thời gian của mình  bằng cách đi đọc thêm các bài phê phán thay vì đọc tác phẩm. Chờ đợi mấy năm trời mới có được bản dịch trong tay, cũng không nên hoãn lại cái sự sung sướng vốn đã hiếm hoi trong cuộc sống bận rộn của mình.

Bạn nào muốn đọc toàn văn bài báo ấy, có thể tìm ở link sau:

http://www.viet-studies.info/NguyenVanDan_VanDeDichThuat.htm


19/06
2011

Ngày xưa giám thị cũng đi thi
Cũng quay, cũng liếc, cũng copy 
Mà này giám thị lại trông chặt
Chẳng để em xem một tí gi

Do một vài sự sắp đặt, chiều nay, lần đầu tiên mình thành giám thị.

Gặp lại hình ảnh của chính mình trước đây không lâu, và có lẽ cũng cả sau đây không lâu nữa.

Cũng thú vị phết!


07/09
2010

Đêm thì luyện bí kíp
Sáng lại nằm ngủ mơ
Chiều ngồi nghĩ vẩn vơ
Tối xách xe lượn phố

Một hệ quả không vui vẻ gì lắm từ việc quán nước nghỉ bán là tôi lại phải có khoảng thời gian rỗi rãi vào tối thứ 7. Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, mọi việc chưa đâu vào đâu như hiện tại thì nghỉ ngơi không tự nguyện kiểu này đúng là một sự khó chịu. Tất nhiên không thích thì cũng chẳng thể phá bỏ chướng ngại, chỉ còn cách chấp nhận sự có mặt của nó mà thôi. Và phương án đơn giản nhất để không tiêu phí mất hơn 4 tiếng đồng hồ hàng tuần là café sách.

Thật lòng mà nói tôi vẫn luôn tin rằng cái nghề mình theo đuổi cũng là một kiểu nghệ thuật. Nó đòi hỏi sự kết hợp tinh tế và chính xác giữa khối óc và đôi bàn tay, sự hòa quyện bắt buộc của trái tim nóng hôi hổi và cái đầu lạnh như băng, và có lẽ không ở đâu mà lý thuyết lại chỉ là màu xám, còn cây đời thì xanh tươi mơn mởn như trong nghề này. Đáng tiếc là với những kẻ mơ vượt vũ môn lần thứ hai thì để có được màu xanh của sự sống ấy bắt buộc phải vật lộn với cái màu xám khắc nghiệt đến mức bị nó ám ảnh, chập chờn trong cả những giấc mộng. Vì thế việc đổi gió tối thứ 7 có lẽ cũng không hẳn là tồi tệ quá. Cứ xem như một cách tưới mát cho cái tâm hồn vốn đã nghèo nàn và cằn cỗi nay lại càng xơ xác vì quanh năm suốt tháng chỉ còn biết mài đũng quần trên giảng đường mà nhai đi nhai lại những chấn thương bụng và gãy xương chi.

Với tinh thần như thế, sau hai tối không chốn nương thân mà học tập, tôi cũng đọc nốt được cuốn Truyện ngắn của Chekhov vốn đã phải tạm ngừng từ cả năm nay. Mặc dù chỉ biết một số rất ít nhà văn nổi tiếng nhưng với cảm nhận của bản thân thì có lẽ việc người ta tôn xưng ông là một trong ba ông vua của thể loại truyện ngắn chắc cũng chẳng phải quá lời. Nhìn chung các truyện của Chekhov đơn giản, nhẹ nhàng, trong đó sự việc được thuật lại một cách khách quan, hay chính xác hơn là lời bình luận của các nhân vật đơn giản là của bản thân họ, không có chút ảnh hưởng nào đến nhận định của độc giả. Tất cả đều xoay quanh cuộc sống của người dân Nga thời bấy giờ, chậm rãi, đều đặn, không có cao trào kịch tính như thường thấy ở tác phẩm của các nhà văn khác. Chúng luôn làm tôi liên tưởng đến lưỡi dao cạo. Cả hai đều nhỏ gọn, mỏng manh, và nhất là cái cách chúng để lại dấu ấn mới thật giống nhau: nhẹ nhàng nhưng sắc bén, đủ để người ta phải chú ý đúng mức.

Cũng chính vì xây dựng theo hướng như vậy nên với bản thân mà nói, phân tích kỹ từng truyện của Chekhov là việc khó làm nổi. Lời lẽ sáo rỗng hoàn toàn không thích hợp với những câu chuyện ngắn gọn, súc tích như thế này. Cách duy nhất tôi có thể chia sẻ là mời người khác cùng đọc với mình. Có lẽ là một kiểu không thể thốt nên lời chăng ?


Ngọc lan thoang thoảng thơm dịu êm
An ủi hai kẻ đứng bên thềm
Ghét người nên chẳng yêu hoa nữa
Hương vẫn dìu dịu tan vào đêm

20/04
2010

Mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
Ngồi lên trên đó thả hồn thơ


10 năm...Trùng hợp! Nhiều điểm khác, vài chỗ giống. Noel, có cô bạn tặng mình cái thiếp với lời tặng khó hiểu: "Sơn ơi! Có ai học được chữ "ngờ"...". Có lẽ chơi chữ thôi. Chắc cô ấy cũng không nghĩ sau đó quả có chuyện bất ngờ thật. 10 năm sau, câu này lại ứng một lần nữa...


À, bài này vốn không phải là nguyên gốc, mà được đọc qua trí nhớ của anh Tùng :) Cá nhân mình thích bản này hơn bản gốc của Hàn Mặc Tử, nhưng tôn trọng tác giả, đưa thêm bản gốc lên đây:


Em lấy chồng


Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
Ngồi lên để thả cái hồn thơ 



P/S: Đến giờ hình như vẫn chưa cám ơn anh Tùng thì phải :) Hồi ấy có mỗi anh hết lòng giúp em :) Cám ơn anh nhé.

10/04
2010

Lần đầu tiên gặp nhau
Em cũng mặc áo đỏ
Đến giờ anh vẫn nhớ
Ngày ấy...ở phía sau!

Nhân đọc bài Áo đỏ của Vũ Quần Phương

Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?

Trang 1 trên 41234»

Trang chủ | Ảnh | Bài viết | Về tôi | Login

© 2012 NNSon.com - Xin ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin.