1. Trang chủ

    image
    Trang chủ
  2. Ảnh

    image
    Ảnh
  3. Bài viết

    image
    Bài viết
  4. Về tôi

    image
    Về tôi
  5. Liên kết

    image
    Liên kết

Danh ngôn sống đẹp

Pu Pu - Kal Kally - Seperator

Kẻ ngu xuẩn chẳng tha thứ cũng chẳng quên; kẻ ngây thơ tha thứ và quên; kẻ sáng suốt tha thứ nhưng không quên.


The stupid neither forgive nor forget; the naive forgive and forget; the wise forgive but do not forget.


Thomas Szasz

 29 người thích      Thích

Danh ngôn hành động

Pu Pu - Kal Kally - Seperator

Ai chờ đợi để làm nhiều điều tốt đẹp cùng một lúc sẽ chẳng bao giờ làm gì cả.


He who waits to do a great deal of good at once will never do anything.


Samuel Johnson

 138 người thích      Thích

03/08

2010

Bà ngoại

Ngồi giảng đường đọc một mạch hết cuốn này. Sách thiếu nhi của Cầu Vồng, thuộc dạng hiếm, tôi có được sau lần trao đổi một vài cuốn cũng kha khá hiếm khác.

“Bà ngoại” có một cốt truyện khá quen thuộc và (đáng tiếc là vẫn) đáng chú ý về cách con cháu đối xử với ông bà. Mặc dù có đôi chút nặng nề nhưng việc xếp nó vào một cuốn sách cho thiếu nhi là cần thiết, bởi vì để trẻ con hiểu được những điều này thì sẽ không có những người lớn ít tình nghĩa, hay nói một cách nặng hơn, vô ơn với người già, đôi khi chính là đấng sinh thành của họ. Thực ra thì bài học là dành cho mọi người, có điều hình như đa số các ông bố bà mẹ khi đọc thì luôn răn dạy con mình rằng sau này phải hiếu thuận với họ mà quên mất rằng chính mình cũng nên nhìn nhận lại cách cư xử của bản thân với ông bà của lũ trẻ.

Từ nhà đến trường, “Ở lớp” mang lại cái không khí của thời học sinh, nói về sự đoàn kết của lớp, về cậu học sinh giỏi mà xấu tính đã có những thay đổi tích cực ra sao. Hình như ai cũng từng trải qua một thời mà sự tẩy chay của cả lớp có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến thế với một thành viên, chắc là sự giống nhau trong tâm lý con người.

Thật không hay, đọc “Ở lớp” vào lúc này quả là không thích hợp. Truyện mang lại cảm giác ngọt ngào thời đi học, đồng thời lại khoét sâu vào cái cảm giác đau đớn khi bị đẩy ra đời một cách phũ phàng và sau lưng, cánh cổng trường đã đóng sập lại vĩnh viễn. Ai cũng trưởng thành, đáng tiếc là đôi khi theo những cách hoàn toàn trái ngược nhau. Có người đàng hoàng ngẩng cao đầu chân dẫm bùn mà bước đi dưới ánh nắng, lại có kẻ bất hạnh hơn, thay vào vị trí đáng lẽ của hai bàn chân là khuôn mặt khốn khổ. Chuyện về đích ra sao thì có lẽ đến lúc chết cũng chẳng thể ngã ngũ, nhưng chắc ít người thích chào cuộc đời bằng một gương mặt lấm đầy bùn đất.

Nói đến chuyện trưởng thành, “Chiếc áo của cha” cho thấy một khía cạnh khó khăn của kẻ bị buộc phải trưởng thành quá sớm khi chưa sẵn sàng. Sau khi cha ra trận, cậu bé tự gánh lấy cho mình trách nhiệm chăm sóc cho gia đình thay cha, một trách nhiệm quá lớn với ngay cả những người đàn ông trưởng thành. Vì thế dẫn đến chuyện đáng buồn là mục đích thì tốt nhưng hành động thì sai. Thay vì quan sát và làm những điều nho nhỏ nhưng có ích thì cậu lại cố thực hiện việc của một người trưởng thành. Kết quả là việc thì không đến đâu, còn bản thân sa sút, gây ra hang loạt hiểu lầm đến mức phải bỏ học.

Tất nhiên đây là truyện thiếu nhi. Vậy nên cuối cùng mọi hiểu lầm, nhờ long tốt của cô giáo đều được hóa giải, còn bản thân cậu bé cũng có dịp chứng tỏ mình. May mắn ở chỗ nếu bỏ qua cách xây dựng có phần gượng ép của đa phần văn học Xô Viết thì với kinh nghiệm của bản thân tôi, một cái kết như vậy vẫn có thể xảy ra ngoài đời thật. Khi mà hình như đi chỗ nào cũng thấy người ta than thở về việc con người ngày nay ăn ở với nhau ít tình nghĩa thì biết được điều này có lẽ sẽ góp thêm niềm tin cho những người tốt tiếp tục sống theo đúng con người mình.

P/S: Muốn mô tả lại cảm xúc khi đọc xong cuốn sách mà thật khó. Là do quá lâu không tập viết, hay vì nỗi buồn chỉ bị thổi đi trong chốc lát đã quay lại phủ bong đen u ám lên cảm giác trong sáng thường có khi đọc một cuốn sách thiếu nhi ?

 

View: 1706     Nguồn:          Quay lại


  Gửi phản hồi
Tên:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung:


Trang chủ | Ảnh | Bài viết | Về tôi | Login

© 2012 NNSon.com - Xin ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin.